Tin tức công nghệ truyền hình

Sự khác biệt giữa Constant Bitrate và Constant Quality
2019-08-23 02:25:44

 

Trong bài viết này, chúng ta hãy xem các tùy chọn mã hóa mới đi kèm với Blackmagic RAW: constant bitrate và constant quality.

Đầu năm nay, Blackmagic Design đã loại bỏ định dạng CinemaDNG ra khỏi dòng camera của họ (không bao gồm URSA Mini 4.6K) và thay thế bằng Blackmagic RAW. Codec mới cung cấp một số tính năng thú vị cho dòng máy ảnh BMD. Constant Bitrate cung cấp bốn tùy chọn mã hóa: 3:1, 5:1, 8:1, và 12:1. Và Constant Quality cung cấp hai cài đặt chất lượng: Q0 và Q5. Những cài đặt mới này có ý nghĩa gì? Hãy cùng xem nhé.

 

Constant Bitrate
Constant Bitrate là giải pháp mà Blackmagic RAW đưa ra để đảm bảo kích thước file của bạn có thể dự đoán và quản lý được vì thẻ nhớ của bạn sẽ không bao giờ vượt quá tốc độ dữ liệu (data rate) đã chọn. Làm thế nào khi thẻ nhớ của bạn dung lượng thấp nhưng bạn lại phải quay rất nhiều? Cài đặt mã hóa RAW ở mức 8:1 sẽ đảm bảo dữ liệu sẽ không vượt quá 50MB/s. (Tỷ lệ này được lấy từ kích thước file của một khung hình duy nhất, chưa qua xử lý từ cảm biến của camera.) Constant Bitrate là chuẩn mã hóa để đảm bảo kích thước và chất lượng file nằm trong phạm vi kiểm soát của người dùng, nhưng việc sử dụng Constant Bitrate sẽ gây khó khăn khi phải quay những cảnh hỗn loạn hơn như pháo giấy, tuyết, cây cối đung đưa hay bất cứ thứ gì kết nối với nhau, cùng chuyện động với số lượng lớn, vì khi đó những camera tiếp tục ghi hình những cảnh quay này mà không hề tăng độ nén để đảm bảo được chi tiết cảnh quay sắc nét. Hệ thống camera sẽ cần điều chỉnh để quay chi tiết rõ nét hơn, nhưng điều này là không thể vì hệ thống không có thông tin điều chỉnh, dẫn đến việc giảm chất lượng video.

 

 

Trong trường hợp bạn đang ghi một cảnh quay nào đó không cần bitrate quá cao, nhưng do bạn chọn 1 mã hóa cố định, camera sẽ tiếp tục ghi những thước phim ở dạng mã hóa đó, làm cho dung lượng file lớn hơn một cách không cần thiết

 

Constant Quality

Khác với Constant Bitrate, Constant Quality có bitrate thay đổi và không có giới hạn dữ liệu tối đa. Điều này có nghĩa là nếu bạn quay phim đám cưới và khách mời bắt đầu bắn pháo giấy hay có nhiều đối tượng bước vào khung hình, bitrate sẽ tự điều chỉnh để đáp ứng với thông tin khung hình, duy trì chất lượng chung của toàn bộ hình ảnh. Tất nhiên, điều này đồng nghĩa với kích thước file lớn hơn mà bạn khó có thể dự đoán.

Tuy nhiên, lưu ý rằng sự giảm chất lượng giữa hai tùy chọn mã hóa và giữa các tùy chọn khác nhau là không đáng kể. Nó không giống như bạn đang giảm từ 4K xuống 720p. Sự khác biệt về dữ liệu hình ảnh, hầu hết, sẽ chỉ hiển thị khi được phóng to và sự khác biệt về chất lượng sẽ do bạn đánh giá về chính nội dung của bạn. Trong các hình ảnh bên dưới, bạn có thể cho biết bức ảnh nào được chụp với Constant Bitrate 12:1 và Constant Quality Q0 không?

 

Ảnh 1

 

Ảnh 2

Cả hai bức ảnh đều có kích thước 755 x 400. Có thể rất khó để so sánh, trên bền mặt cũng không có điểm gì quá khác biệt. Chỉ khi chúng tôi phóng to ở mức 225% thì chúng ta mới có thể thấy mức độ chi tiết bị bỏ qua ở tỷ lệ 12:1. Ngay cả khi được phóng lên 225%, hình ảnh trông vẫn không quá tệ.

Chúng ta có thể thấy chi tiết hình ảnh ít rõ nét hơn, nhưng với phần hoa và tán lá thì có vẻ nổi bật hơn. Lý tưởng nhất là chúng ta sẽ cần một video so sánh để hiển thị đúng điều này. Trong video sau đây từ LumaForge, Patrick Southern sẽ minh họa một ví dụ về sự khác biệt mã hóa - cùng với các lý giải sâu hơn về bộ mã hóa của Blackmagic Raw. Tuy nhiên, chúng ta cần phải thừa nhận rằng ở cài đặt thấp nhất của 4K RAW, bức ảnh được phóng to ở mức 225% mà vẫn giữ được chất lượng tuyệt vời.

 

 

Quyết định quay như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn đang quay cái gì. Các cảnh quay cần kỹ xảo điện ảnh (VFX) với nhiều thông tin thay đổi nên được quay ở Constant Quality, còn đối với các yếu tố duy trì giá trị hình ảnh tương tự trong toàn bộ cảnh quay có thể được quay ở Constant Bitrate.

 

Theo Lewis McGregor, Premium Beat

Tin liên quan